Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Văn ngôn
chưng 蒸 / 徵
◎ Vương Lộc (2001: 36) cho chưng là âm cổ của chi , tồn nghi. [x. BT Hùng 1987].
k. <từ cổ> dịch chữ chi 之,trợ từ trong kết cấu định trung [TT Dương 2012g, 2013e]. Hoặc có thứ thì hoá có vảy có sừng nhẫn có lông lại có cánh chưng trong tứ sinh < 或化鱗角羽毛之內 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a3]. Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay. (Mạn thuật 26.7)‖ (Trần tình 40.7)‖ (Tự thán 80.7).
k. <từ cổ> hư từ vô nghĩa, đứng giữa động từ và tân ngữ. Đã trái chưng trong nghĩa vô sinh vô hoá, bèn mãi làm chưng sự luân hồi hữu hoá hữu sinh < 既背無生無化,永為有化有生 (Tuệ Tĩnh - Thiền tông khóa hư ngữ lục: 5b6). Ở thế những hiềm qua mỗ thế, Có thân thì sá cốc chưng thân. (Mạn thuật 33.4)‖ (Tự thán 104.4)‖ (Tự thuật 120.3, 120.8)‖ (Bảo kính 130.5, 138.2).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (đối với). Quốc phú binh cường chăng có chước, Bằng tôi nào khuở ích chưng dân. (Trần tình 37.8)‖ chưng (Thuật hứng 58.8)‖ (Tự thuật 122.5)
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (về, ở). Chẳng biết mình, chẳng cóc tính, giờ giờ hằng chìm đắm chưng nơi bến tối < 不知不覺時時没溺于迷津 [Tuệ Tĩnh- Thiền tông khóa hư ngữ lục: 6a4]. (Tự thán 72.4)‖ (Bảo kính 155.7)‖ Nghìn dặm trời dầu đủng đỉnh, Kham cười anh vũ mắc chưng lồng. (Lão hạc 248.8).
⑤ h. <từ cổ> từ đệm vô nghĩa. Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon, Nghìn kiếp dầu ăn vuỗn hãy còn. (Tự thán 87.1, 90.8).
k. <từ cổ> dịch chữ vu 于, ư 於 (hơn), dùng trong câu so sánh hơn. Đạo này để trong trời đất, Nghĩa ấy bền chưng đá vàng. (Tự thán 93.4). dịch ngữ kiên ư kim thạch 堅於金石, lối nói hay dùng trong Văn ngôn.
lt. <từ cổ> vì, bởi vì. Rồi việc mới hay khuôn được thú, Khỏi quyền đã kẻo lụy chưng danh. (Bảo kính 156.4)‖ (Miêu 251.8)‖ Bởi chưng. Vì chưng. (Tích cảnh thi 210.4)‖ (Trư 252.2).x. Vì bởi.